Các Nghề Nghiệp Tiềm Năng Của Ngành Công Nghệ Sinh Học
Các Nghề Nghiệp Tiềm Năng Của Ngành Công Nghệ Sinh Học
Tác Giả
Khoa Công nghệ Ứng dụng
Ngày
24/04/2025(103 lượt xem)
Chia sẻ qua
Bạn yêu thích khoa học, đam mê khám phá và luôn mong muốn tạo ra những giá trị thiết thực cho cuộc sống? Ngành Công nghệ Sinh học sẽ là cánh cửa đưa bạn đến gần hơn với những bước tiến vượt bậc trong nông nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Tại Trường Đại học Văn Lang, sinh viên ngành Công nghệ Sinh học được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thực hành thực tế để sẵn sàng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng sau khi tốt nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn cảnh ngành học thú vị này và những cơ hội nghề nghiệp "đắt giá" đang chờ đón phía trước.
Ngành Công nghệ Sinh học – Cầu nối giữa khoa học và cuộc sống
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng, mà đối tượng nghiên cứu là các sinh vật sống, các thành phần sinh học để phát triển sản phẩm mới và quy trình sản xuất phục vụ cho mục đích của con người. Cùng với sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghiệp 4.0, ngành Công nghệ sinh học tích hợp chặt chẽ với công nghệ thông tin và các ngành khoa học khác để tạo ra những ứng dụng tuyệt vời trong nông nghiệp chính xác, điều trị trúng đích và nhiều giải pháp khoa học trong phát triển bền vững về nông nghiệp, y tế, thực phẩm và môi trường.
Vì sao ngành Công nghệ Sinh học ngày càng được săn đón?
Dự báo từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) cho thấy, việc làm trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học/Sinh học ứng dụng dự kiến giai đoạn 2022 – 2032, mỗi năm có khoảng 10.600 cơ hội việc làm cho lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, ngành Công nghệ Sinh học đang rất “khát” nhân lực. Theo Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, đến năm 2025, Việt Nam cần ít nhất 35.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 31/01/2023 của Bộ Chính trị về “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” ra đời thì nhu cầu nguồn nhân lực càng gia tăng và các cơ sở đào tạo cũng càng quan tâm hơn đến chất lượng của CTĐT ngành này.
Ngành Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Văn Lang tự hào là ngành đầu tiên trong cả nước đào tạo kỹ sư Công nghệ Sinh học. Trong suốt 30 năm qua, Chương trình đào tạo của ngành luôn tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các loại chế phẩm sinh học phục vụ phát triển bền vững, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh lương thực, sức khoẻ cộng đồng và ô nhiễm môi trường.
Các nghề nghiệp tiềm năng sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học
Nghiên cứu viên/ Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, sinh y, sinh nông, thực phẩm tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Bệnh viện, Nhà máy, Sở/ Ban ngành thuộc cơ quan nhà nước, hoặc các tổ chức nghiên cứu tư nhân.
Kỹ sư thiết kế và phát triển quy trình sản xuất trong các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm, dược phẩm, farm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học.
Chuyên viên kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm tại các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến các hướng ứng dụng Công nghệ Sinh học.
Quản lý cấp cao/ Chuyên viên kinh doanh sinh phẩm, nông sản thực phẩm, hóa chất, thiết bị Công nghệ Sinh học.
Chuyên viên/ Chuyên gia: Tư vấn xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm CNSH tại các tổ chức trong và ngoài nước.
Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng, Cảnh sát môi trường...
Giảng viên tại các Trường Đại học, Cao đẳng nghề, Trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực Sinh học, Nông – Lâm nghiệp.
Học Công nghệ Sinh học tại Văn Lang – Vững chuyên môn, rộng cơ hội
Chương trình đào tạo hiện đại, sát thực tế
Học lý thuyết song song với thực hành, tiếp cận sớm với công nghệ mới.
Chương trình đào tạo sát với thực tiễn sản xuất.
Đội ngũ giảng viên giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp (100% giảng viên trong ngành có trình độ từ Tiến sĩ trở lên).
Nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ nhất, giúp sinh viên thấy được giá trị ứng dụng của Công nghệ Sinh học vào sản xuất và đời sống.
Sinh viên năm nhất ngành Công nghệ Sinh học làm nghiên cứu khoa học tại LabSinh viên năm nhất ngành Công nghệ Sinh học làm nghiên cứu khoa học tại Lab
Cơ hội thực tập, liên kết doanh nghiệp – viện nghiên cứu
Học tập với giảng viên doanh nhân có uy tín trong và ngoài nước.
Trải nghiệm 2 học kỳ thực tập tại doanh nghiệp và 2 học kỳ làm khoá luận tốt nghiệp.
Thực tập sinh tại Israel, Đài Loan và Nhật Bản sau khi học hết năm thứ 2 đại học.
Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học trong giờ học với Giảng viên Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học trong giờ học với Giảng viên
Định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hỗ trợ sinh viên toàn diện
Hàng năm, sinh viên được tham gia các chương trình kết nối doanh nghiệp, Hội chợ nghề nghiệp,…do Trường và Khoa tổ chức. Tăng cường cơ hội việc làm từ khi sinh viên chưa tốt nghiệp
Được tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp.
Có chương trình bổng thạc sĩ ngay khi tốt nghiệp đại học.
Sinh viên ngành CNSH tham gia ngày hội Hướng nghiệp và tìm việc làm
Ngành Công nghệ Sinh học không chỉ là một ngành học mũi nhọn của thế kỷ 21, mà còn là một hành trình chạm đến tri thức và cơ hội nghề nghiệp rộng lớn. Nếu bạn yêu thích khám phá, đam mê nghiên cứu, có tinh thần khởi nghiệp và mong muốn đưa tri thức vào đời sống, đóng góp cho cộng đồng bằng khoa học để cùng nhau kiến tạo "Một thế giới nghề nghiệp xanh" thì đây chính là con đường bạn nên cân nhắc lựa chọn.