Công nghệ Sinh học - Ngành mũi nhọn của thế kỷ 21

Tác Giả
Khoa Công nghệ Ứng dụng
Ngày
21/03/2025(428 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành Công nghệ Sinh học ngày càng trở nên quan trọng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, thực phẩm, môi trường và công nghiệp

Ngành Công nghệ Sinh học là gì?

Ngành Công nghệ sinh học đang được xem là ngành mũi nhọn của thế kỷ 21 bởi tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và đều nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào đối tượng sinh học là nhiệm vụ chính của ngành Công nghệ Sinh học nhằm phát triển nhanh các giống cây trồng, vật nuôi ưu trội; sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc sinh học vào chẩn đoán và điều trị bệnh ở cây trồng, vật nuôi; bảo quản nông sản thực phẩm và thực hiện sản xuất nông nghiệp chính xác; đóng góp quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở cây trồng, vật nuôi và tăng cường sức khoẻ cộng đồng.

Ngành Công nghệ Sinh học thi môn gì? Tổ hợp xét tuyển

Tổ hợp môn xét tuyển:

  • Sinh học – Toán – Vật lí.
  • Sinh học – Toán – Hoá học
  • Sinh học – Toán – Tiếng Anh
  • Sinh học – Toán – Công nghệ
  • Sinh học – Toán – Tin học

Phương thức xét tuyển:

  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Xét kết quả học tập THPT (học bạ)
  • Xét tuyển thẳng
  • Xét kết quả thi ĐGNL (ĐHQG TP.HCM)
  • Thi và xét kết quả kỳ thi ĐGNL V-SAT

Nên chuẩn bị kiến thức gì để học Ngành Công nghệ Sinh học?

Ngành Công nghệ Sinh học thuộc khối ngành khoa học kỹ thuật, vì vậy để học tốt ngành này, ngoài kiến thức thuộc tổ hợp môn xét tuyển đầu vào, rất cần một đức tính cần cù, ham học hỏi và khám phá. 

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm, công nghệ AI và tin sinh ứng dụng để đạt thành tựu trong phát triển nghề nghiệp. 

Lớp học trực quan của sinh viên ngành Công nghệ Sinh học

Cơ hội nghề nghiệp Ngành Công nghệ Sinh học 

 Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

  • Nghiên cứu viên/ Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học
  • Quản lý cấp cao/ Chuyên viên kinh doanh sinh phẩm, nông sản thực phẩm, hóa chất, thiết bị Công nghệ Sinh học
  • Chuyên viên/ Chuyên gia: Tư vấn xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm Công nghệ Sinh học tại các tổ chức trong và ngoài nước.
  • Cán bộ quản lý/ Chuyên viên Cảnh sát môi trườngSở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng, Trung tâm Y tế dự phòng.
Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học thực hành trong phòng thí nghiệm

Chương trình học và những kỹ năng cần thiết  

Các môn học Chuyên ngành  

Hình nghiên cứu tại Lab của sinh viên ngành Công nghệ Sinh học 

Kỹ thuật di truyền 

  • Sử dụng công nghệ CRISPR/Cas9 để chỉnh sửa gen. 
  • Chọn lọc giống cây trồng, vật nuôi có gen tốt nhằm tăng năng suất, chất lượng. 
  • Tạo giống có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường khắc nghiệt. 

Sinh học phân tử 

  • Nghiên cứu cơ chế hoạt động của DNA, RNA và protein. 
  • Ứng dụng kỹ thuật phân tử để phát hiện nhanh bệnh trên cây trồng, vật nuôi. 
  • Phát triển giống cây trồng có đặc tính vượt trội. 

Công nghệ sản xuất vaccine vật nuôi 

  • Sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất vaccine bảo vệ vật nuôi. 
  • Kết hợp công nghệ nano để tăng hiệu quả và độ ổn định của vaccine. 

Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ thảo mộc 

  • Nghiên cứu chiết xuất hoạt chất sinh học từ thực vật. 
  • Sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật, bảo quản nông sản, mỹ phẩm và dược phẩm. 

Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ vi sinh vật 

  • Ứng dụng công nghệ vi sinh và sinh học phân tử để sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 
  • Ứng dụng Synbiotics, Bacteriophages trong thú y. 
  • Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, đề kháng kháng sinh và giải pháp thay thế kháng sinh. 

Công nghệ sinh học nano 

  • Ứng dụng vào sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thông minh. 
  • Giúp tăng cường sinh trưởng cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường. 

Tin sinh học và trí tuệ nhân tạo: 

  • Sử dụng AI và công cụ tin sinh học để phân tích dữ liệu lớn. 
  • Hỗ trợ chẩn đoán, nghiên cứu ứng dụng trong sinh học. 

Những kỹ năng cần có 

  • Đam mê khoa học, kiên nhẫn và không ngừng khám phá. 
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. 
  • Kỹ năng năng giao tiếp và hợp tác. 
  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thời gian học tập, nghiên cứu hiệu quả. 
  • Khả năng tự học và cập nhật kiến thức mới 
  • Khả năng ứng AI và tin sinh học để tối ưu hóa quy trình học tập và nghiên cứu. 

Ngành Công nghệ Sinh học là một lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nhiều ngành nghề từ y tế, nông nghiệp, môi trường đến công nghiệp thực phẩm. 

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành này không ngừng đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, sinh học phân tử và công nghệ nano để tạo ra những sản phẩm và giải pháp tối ưu cho cuộc sống.

Tìm hiểu thêm về Ngành Công nghệ Sinh học tai đây!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trường Công nghệ Văn Lang: facebook.com/VLTechUni

Facebook Khoa Công Nghệ Ứng dụng: Khoa Công Nghệ Ứng Dụng 

Website: Khoa Công nghệ Ứng dụng

Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà A, Cơ sở chính: số 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh.

Điện thoại: 028 7109 8254 

Tin: Khoa Công nghệ Ứng dụng

Thẻ