Kỹ thuật Phần mềm: Ngành nghề khát nhân lực với tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Tác Giả
Thành Trung
Ngày
26/09/2023(5200 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Ngành Kỹ thuật Phần mềm đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do nhu cầu chuyển đổi số hóa của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ tiện ích trên các nền tảng công nghệ của xã hội. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm của Kỹ thuật Phần mềm, cơ hội nghề nghiệp và các cách trở thành một Kỹ sư Phần mềm chính thống trong bài viết dưới đây

Ngành Kỹ thuật Phần mềm là gì? 

Giới thiệu ngành Kỹ thuật Phần mềm
Kỹ thuật phầm mềm là ngành học đòi hỏi tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề 

Kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế giới công nghệ. Ngành kỹ thuật phần mềm là ngành yêu cầu bạn phải kết hợp những kiến thức chuyên môn và tư duy logic để tạo ra các ứng dụng máy tính, điện thoại hoặc các hệ thống, dịch vụ trực tuyến mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Từ việc chuyển đổi số các tiện ích, các kỹ sư phần mềm giúp công việc trở nên tối ưu hơn và hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. 

Cụ thể hơn, với sự hỗ trợ của kỹ thuật phần mềm, chúng ta có thể tự động hóa máy móc, các quy trình và các thao tác trong nhiều mảng như sản xuất, giải trí, kinh doanh nhằm giảm thiểu sai sót và nhân công không cần thiết. Sinh viên học Kỹ thuật Phần mềm sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn về quy trình phát triển phần mềm như thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, testing, hoạt động và bảo trì dựa vào các công cụ và ngôn ngữ lập trình hiện đại. Một số khía cạnh chuyên sâu của ngành Kỹ thuật phần mềm mà bạn nên biết: 

Phát triển ứng dụng trực tuyến – đa nền tảng 

Như đã nêu trên, kỹ sư phần mềm là một trong những lực lượng nồng cốt trong thế giới công nghệ. Họ sẽ dùng các ngôn ngữ lập trình đa dạng như Python, Java, C++ hoặc NodeJS để tạo ra nhiều ứng dụng và giải quyết các vấn đề trên đa nền tảng tùy theo nhu cầu của khách hàng. Các kỹ sư phần mềm có thể chọn một mảng chuyên sâu để theo đuổi như lập trình giao diện web, lập trình cơ sở dữ liệu web, lập trình phần mềm điện thoại, máy tính. Có 03 dạng kỹ sư cơ bản trong mảng Kỹ thuật Phần mềm: 

- Front-End Developer: đây được xem là một kỹ sư thiết kế giao diện người dùng, bao gồm hình ảnh, bố cục, giao diện tổng thể và đồ họa, đảm bảo người dung có trải nghiệm tiện lợi. 

- Back-End Developer: là kỹ sư phần mềm làm việc ở máy chủ, thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu. 

- Full-Stack Developer: là những kỹ sư kỳ cựu có thể quản lý cả Front-End và Back-End.  

Testing 

Ngoài việc viết hàng trăm dòng mã code, chất lượng của các lệnh này sẽ được kiểm tra bởi các ‘tester’ uy tín để đảm bảo tính ổn định và an toàn của các dòng lệnh và phầm mềm khi hoạt động. Các tester được xem như là những người dùng thử để giúp các kỹ sư phần mềm phát hiện ra các lỗi để cải thiện thuật toán của mình một cách tối ưu. 

Quản lý và phân tích dự án 

Một ICT Project Manager hay ICT Business Analyst sẽ là người quản lý và nắm tiến độ và ngân sách của dự án. Dù họ không thường xuyên trực tiếp viết code nhưng sẽ luôn nắm vững bản chất của sản phẩm cũng như xác định rõ mục tiêu của của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm thúy đẩy sự phát triển. 

Triển vọng của ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Việt Nam

Cơ hội việc làm Kỹ thuật Phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm đang thiếu nhân lực trầm trọng trong các năm tới 

Tiềm năng phát triển của thị trường đối với ngành công nghệ phần mềm 

Ngành Kỹ thuật Phần mềm đang phát triển và tăng trưởng đáng kể tại Việt Nam. Làn sóng đầu tư từ nước ngoài đã gia tăng số lượng việc làm IT tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2023, hơn 14 nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin đã thành lập với số vốn 135.3 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ cho người dân Việt Nam. 

Mặc dù vậy, báo cáo thị trường từ DevTop năm 2023 cho thấy rằng, số lượng sinh viên theo đuổi ngành Kỹ thuật Phần mềm còn khá khiêm tốn, dao động khoảng 55,000 sinh viên / năm. Số lượng kỹ sư phần mềm, lập trình viên cũng đang ở mức thiếu hụt đáng kể khoảng 150,000 đến 200,000 trong khoảng thời gian từ 2023-2025 dù thu nhập và phúc lợi của ngành Kỹ thuật Phần mềm đang tăng mạnh và cao hơn so với mặt bằng chung.  

Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm cho các bạn trẻ 

Theo cùng báo cáo tại TopDev năm 2023, ba vị trí đang được các Tuyển trạch viên săn đón nhiều nhất trong ngành Kỹ thuật Phần mềm lần lượt là Back-End Developer (kỹ sư lập trình kiến trúc dữ liệu), Full-Stack Developer (kỹ sư lập trình cơ sở dữ liệu và trải nghiệm người dùng), Front-End Developer (kỹ sư lập trình trải nghiệm người dùng) với mức lương trung bình từ $800 đến $2700, tùy thuộc vào kinh nghiệm, bằng cấp và địa điểm làm việc. Báo cáo cũng thể hiện rằng các chuyên viên kỹ thuật phầm mềm thành thạo năm ngôn ngữ sau sẽ được tuyển dụng nhiều hơn: Javascript, Java, PHP, C#/.Net, Python. 

Ngoài ra, các vị trí như ICT Business Analyst, Project Manager hay Tester cũng đang trở nên thiết yếu đối với các doanh nghiệp có quy mô nhằm phân tích và thiết kế mô hình quản lý dữ liệu. 

Làm sao để trở thành một chuyên viên trong ngành Kỹ thuật phần mềm?  

Học gì để trở làm trong ngành Kỹ thuật Phần mềm?
Kiến thức kỹ thuật phần mềm có thể được cung cấp thông qua các khóa học khác nhau

Theo Forbes Advisor năm 2023, có rất nhiều cách để trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, các bạn có thể tìm hiểu các cách sau đây để gia nhập vào chiến binh tinh nhuệ trong thế giới kỹ thuật phần mềm: 

Theo học chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại các Trường Đại học 

Đây là cách cơ bản nhất và cũng là cách bền vững nhất để chứng minh bạn đã trau dồi đủ trình độ để bước vào thị trường công nghệ đầy biến động và thách thức. Chương trình Đại học thường sẽ kéo dài từ ba đến bốn năm, kết hợp giữa kiến thức tổng quan và kiến thức chuyên ngành. Để trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, các ngành như Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin, An ninh mạng và Kỹ thuật Phần mềm sẽ là lựa chọn chính xác cho bạn. Đồng thời, Bạn cũng có thể đầu tư học Thạc Sĩ để trở nên thông thạo hơn và thăng tiến vào những vị trí cao hơn trong công việc. 

Học cái chứng chỉ Kỹ thuật Phần mềm uy tín 

Bạn có thể học các chứng chỉ quốc tế về Kỹ thuật Phần mềm trong thời gian ngắn tại các Trường Đại học hoặc các Cơ sở giáo dục nổi tiếng. Điển hình, trường Đại học Harvard đang cung cấp chương trình học trực tuyến CS50 thông qua nền tảng edX dành cho người hoàn toàn mới muốn tìm hiểu về Khoa học Máy tính. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các chứng chỉ cho Kỹ thuật phần mềm như AWS certified develop, Certified software engineer,… tại Indeed.  

Các chứng chỉ này sẽ chia ra thành nhiều trình độ cho người mới bắt đầu hoặc cho các chuyên gia muốn bổ sung kiến thức, thành tích. Vì thế, các bạn hãy đọc kỹ yêu cầu trình độ của khóa học (beginner, intermediate hay advanced) để chọn khóa học phù hợp với bản thân nhé. 

Tham gia các bootcamps chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm 

Các bootcamps cũng ngày càng trở nên phổ biến đối với các bạn theo đuổi ngành Kỹ thuật Phần mềm vì thời gian đào tạo không quá dài, khoảng 4 đến 12 tháng, khoảng thời gian vừa đủ để tiếp thu và trau dồi kiến thức chuyên môn. Forbes Advisor cũng đề cập rằng, nhiều công ty sẵn sàng tuyển dụng bạn khi bạn hoàn thành các bootcamp thuộc ngành ứng dụng phần mềm đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các bootcamps trực tuyến uy tín tại các địa chỉ như Upskilled, Fullstack Academy, Thinkful, Coding Dojo,… 

Các lựa chọn trên hướng các bạn đến việc hoàn thành các bằng cấp đạt chuẩn để được công nhận là một kỹ sư phần mềm chính thống. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia trong ngành Kỹ thuật phần mềm, các bạn cần phải trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, kết nối và cập nhật xu hướng thị trường bằng cách tham gia thực tập, làm việc full-time trong mảng công nghệ cũng như tham gia các workshop và hội nghị về công nghệ. 

Ngành Kỹ thuật Phần mềm học trường nào có chất lượng tốt? 

Trường dạy ngành Kỹ thuật Phần mềm
Chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường Đại học Văn Lang  

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước có rất nhiều chương trình Đại học đào tạo chính quy ngành Kỹ thuật Phần mềm hoặc các chuyên ngành liên quan. Có thể kể đến trường Đại học Văn Lang, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học FPT, Đại học Công nghệ Thông Tin, Đại học Tôn Đức Thắng. 

Hơn thế nữa, Viện Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Văn Lang đã triển khai chương trình Cử nhân liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm với Đại học Edge Hill thuộc top 1000 thế giới của Vương Quốc Anh, nhằm giúp các bạn sinh viên tiếp thu các kiến thức hiện đại trên thế giới trong công cuộc hội nhập hóa, hứa hẹn sẽ mang đến chương trình chuẩn quốc tế, với mức học phí hợp lý và mở ra cơ hội trở thành công dân toàn cầu cho các bạn sinh viên.  

Vì sao nên chọn chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường Đại học Văn Lang? 

Lí do nên học Kỹ thuật Phần mềm tại VLU
Sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm theo học chương trình liên kết sẽ được cấp bằng có giá trị quốc tế 

Bằng cấp quốc tế - Chương trình học nổi bật 

Khi tham gia chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường Đại học Văn Lang, bạn sẽ được trải nghiệm các đặc điểm nổi bật sau: 

  • Bằng cấp danh giá được cấp bởi Đại học Edge Hill, có giá trị trên toàn cầu, và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. 
  • Chương trình học chuẩn 100% tiếng Anh, giáo trình nguyên bản từ trường Edge Hill tại Anh Quốc. 
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng từ các trường đại học danh tiếng nước ngoài. 
  • Đa dạng các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, sự kiện  quốc tế do trường tổ chức. 
  • Sinh viên có thể lựa chọn học toàn phần ở Việt Nam hoặc chuyển tiếp sang Anh Quốc vào năm cuối. 
  • Cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn 5 sao theo bảng sếp hạng QS Rankings. 

Kết quả đầu ra ấn tượng 

Các bạn sinh viên tốt nghiệp chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng thực tiễn cực kỳ ấn tượng như: 

  • Nắm bắt và hiểu rõ các khái niệm cơ bản, nguyên tắc và lý thuyết liên quan đến kỹ thuật phần mềm. 
  • Có khả năng phát triển phần mềm từ phân tích, thiết kế, kiểm thử, triển khai và duy trì ứng dụng. 
  • Có khả năng lập trình, tối ưu hiệu quả lập trình bằng các ngôn ngữ lập trình phổ biến. 
  • Am hiểu và có khả năng xây dựng và phát triển các giải pháp bảo mật, khả năng thiết kế hệ thống và ứng dụng phần mềm một cách khoa học. 
  • Có khả năng quản lý dự án phần mềm, bao gồm lập kế hoạch, phân công công việc và theo dõi tiến độ. 
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả. 
  • Có kỹ năng tự học và năng lực nghiên cứu các vấn đề chuyên môn. 
  • Có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, có yếu tố nước ngoài hoặc tại nước ngoài. 

Các suất học bổng hấp dẫn tại Trường Đại học Văn Lang 

Đồng thời, trường Đại học Văn Lang đang trao học bổng Elite & Going lên đến 123 suất bán phần và toàn phần cho các bạn sinh viên tham gia vào chương trình liên kết quốc tế với điều kiện như sau: 

  • Điểm trung bình học tập các nhân cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 7.0/10 hoặc GPA 3.2/4. 
  • Chứng chỉ tiếng Anh IELTS (Academic) ≥ 6.0 hoặc tương đương 
  • Các thí sinh đạt giải các cuộc thi quốc tế / quốc gia / tỉnh / thành, hoặc có thành tích trong hoạt động ngoại khóa và cộng đồng sẽ được ưu tiên. 

Chuẩn đầu vào của chương trình liên kết quốc tế Kỹ thuật Phần mềm (Edge Hill) tại Trường Đại học Văn Lang

Chuẩn đầu vào ngành Kỹ thuật Phần mềm tại VLU
 Các cách xét tuyển chương trình liên kết quốc tế tại Trường Đại học Văn Lang 

Các điều kiện cơ bản để xét tuyển cho chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường Đại học Văn Lang như sau: 

  • Là thí sinh đang tham dự thi tốt nghiệp THPT và đã tốt nghiệp THPT trong nước, ngoài nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định. 
  • Là sinh viên quốc tế. 
  • Có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc học chương trình tiếng Anh tại trường để đạt đủ trình độ yêu cầu. 

Các bạn có thể xem them tại đây để nắm rõ hơn về các yêu cầu đầu vào của chương trình liên kết quốc tế tại Trường Đại học Văn Lang. 

 


 


 

Thẻ