Sinh viên Khoa Y gặp gỡ Giáo sư Cheng Hwee Ming (Đại học Malaya, Malaysia)

Tác Giả
Thanh Tâm – Thanh Phúc
Ngày
23/02/2024(1158 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Ngày 23 và 24/02/2024, sinh viên Khoa Y Trường Đại học Văn Lang có cơ hội gặp gỡ Giáo sư Cheng Hwee Ming – Cố vấn Hội sinh viên Y khoa, Khoa Y (Đại học Malaya) và được học tập 4 chuyên đề: Hằng định nội môi và phản hồi ngược, chức năng của thận trong việc cân bằng dịch cơ thể và huyết áp, những nhận thức sai lầm khi tìm hiểu về sinh lý học, ứng dụng kiến thức sinh lý học vào thực tiễn.

vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-a.jpg
Giáo sư Cheng Hwee Ming là tác giả của nhiều đầu sách Y học và nhiều công trình nghiên cứu khoa học giá trị, đóng góp cho nền Y học của Malaysia.

Giáo sư Cheng Hwee Ming là thành viên của Hiệp hội Sinh lý học Hoa Kỳ từ năm 2002, Ủy viên Ủy ban Giáo dục Sinh học Liên minh quốc tế (IUPS) nhiệm kỳ 2011 - 2013, là thành viên cố vấn của nhiều tổ chức Y học khác tại Malaysia và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong sự nghiệp, ông đã dành thời gian hoàn thiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học giá trị, như “Ung thư biểu mô vòm họng”, “Lập bản đồ epitope kháng nguyên EBV”. Ông là Chủ tịch của cuộc thi Inter Medical School Physiology Quiz (IMSPQ) được tổ chức thường niên tại Malaysia kể từ năm 2003.

vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-b.jpg
Với mỗi bài giảng, Giáo sư Cheng Hwee Ming lồng ghép nhiều hình ảnh minh họa thú vị, gần gũi, giúp các bạn sinh viên dễ tiếp thu những kiến thức chuyên ngành cao cấp.

Trong chuyên đề “Hằng định nội môi và phản hồi ngược”, sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe được cung cấp những kiến thức nền tảng quan trọng về hằng định nội môi và phản hồi ngược của cơ thể con người, cũng như phân tích một số vấn đề liên quan đến chủ đề này, như việc cơ thể tự điều hòa sau khi bị sốt, hay việc cân bằng muối sodium trong máu và vai trò của các hormone liên quan trong quá trình điều hòa các chất dinh dưỡng trong máu,...

vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-c.jpg
Xuyên suốt buổi học, Giáo sư Cheng đã khéo léo lồng ghép các khái niệm y khoa phức tạp vào những hình ảnh đời thường như con mèo, đường đi để người học có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn về đề tài nhưng không hề nhàm chán.

Với chuyên đề “Chức năng của thận trong việc cân bằng dịch cơ thể và huyết áp”, Giáo sư Cheng Hwee Ming và BS. Thành Minh Khánh - Giảng viên Khoa Y Trường Đại học Văn Lang giúp các bạn sinh viên làm rõ những nhận định chưa chuẩn xác về chức năng của thận, tổng quát khái niệm và vai trò của cân bằng nước và cân bằng Natri trong việc điều hòa dịch cơ thể và huyết áp. 

vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-d.jpg
vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-e.jpg
Không chỉ dừng lại ở những tiết học chuyên đề, các bạn sinh viên còn được trực tiếp thảo luận, trao đổi về các kiến thức đã được học trong 02 ngày cùng Giáo sư Cheng Hwee Ming.

Kết thúc chuỗi hoạt động trao đổi và bồi dưỡng kiến thức dành cho sinh viên, Giáo sư Cheng Hwee Ming và các Thầy Cô Khoa Y tổ chức hoạt động thảo luận với 02 chuyên đề “Những nhận thức sai lầm khi tìm hiểu về sinh lý học” và “Ứng dụng kiến thức sinh lý học vào thực tiễn”. Giáo sư Cheng đã liệt kê 21 nhận định chưa chuẩn xác về sinh lý học mà ông tìm hiểu được và lý giải lại một cách trực quan, cụ thể để người học có cái nhìn tối ưu nhất. 

Với chủ đề “Ứng dụng kiến thức sinh lý học vào thực tiễn”, GS. Cheng đã ví sinh lý học tương tự với trò chơi xếp hình, khi chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu các khái niệm liên quan rồi đến xây dựng và áp dụng các kiến thức đã thu thập được trên lâm sàng. Từ những khái niệm cơ bản như áp suất thẩm thấu hay sinh lý tim mạch, ông đã khái quát tác động của chúng lên các hoạt động sinh lý của cơ thể con người như tuần hoàn tim mạch hay bài tiết.

TS. BS. Lê Quốc Tuấn - Giảng viên bộ môn Sinh lý tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM, đồng thời là giảng viên thỉnh giảng bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Văn Lang cho biết: “Việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng, trao đổi kiến thức thật sự bổ ích và là điều cần thiết cho các bạn sinh viên đang theo học ngành Y, mở ra cánh cửa để các bạn tiếp tục phát huy tiềm năng của bản thân và trở thành một bác sĩ giỏi. Từ đó, chúng ta cũng thấy rằng bộ môn Sinh lý vô cùng quan trọng cho các ngành lâm sàng.”

vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-f.jpg
TS. BS. Lê Quốc Tuấn mong rằng các bạn sinh viên Văn Lang tham gia các buổi chuyên đề sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, cải thiện vốn Tiếng Anh chuyên ngành, lấy đó làm hành trang cho chặng đường làm nghề của mình.
vlu-sinh-vien-khoa-y-gap-go-cung-giao-su-cheng-hwee-ming-dai-hoc-malaya-malaysia-g.jpg

Tin: Thanh Tâm – Thanh Phúc
Hình: Đắc Khánh – Khánh Đăng

Thẻ