Trong mùa tuyển sinh 2023, Trường Đại học Văn Lang chính thức công bố tuyển sinh ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) Khóa 1 (theo Quyết định số 432/QĐ/VL-HĐT), nâng số ngành đại học tuyển sinh lên 62 ngành. Sự xuất hiện của ngành học này sẽ góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong bối cảnh kỷ nguyên số, đồng thời tăng thêm sự lựa chọn cho thí sinh quan tâm đến nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý tại Văn Lang.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ tài chính không ngừng phát triển nhanh chóng và thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, tài chính và giới đầu tư trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Vietnam Fintech Report 2020, trong năm 2019, Việt Nam có khoảng 154 doanh nghiệp Fintech, tăng gấp đôi so với năm 2017. Đồng thời, số tiền giao dịch qua các ứng dụng thanh toán di động cũng tăng đáng kể, từ khoảng 22 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018 lên 40 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành Fintech tại Việt Nam
Ngành Công nghệ Tài chính tại Trường Đại học Văn Lang: Mã ngành: 7340205 Thời gian đào tạo: 4 năm (tổng khối lượng đào tạo: 130 tín chỉ) Văn bằng: Cử nhân Công nghệ Tài chính Tổ hợp môn xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00), Toán – Lý – Anh (A01), Toán - Văn - Anh (D01), Toán – Văn – Lý (C01) Đọc thông tin giới thiệu chi tiết về ngành Công nghệ Tài chính tại đây. |
Chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thời đại kinh tế số
Fintech (Financial Technology) là ngành học áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý tài chính. Tại Trường Đại học Văn Lang, chương trình đào tạo được được đối sánh với các trường đại học trên thế giới và có sự tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Tài chính Trường Đại học Văn Lang gồm 130 tín chỉ, được phân bổ như sau:
- Khối kiến thức đại cương: 46 tín chỉ (chiếm tỷ lệ 35%)
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 84 tín chỉ (chiếm tỷ lệ 65%), trong đó: các môn cơ sở ngành (18 tín chỉ), các môn ngành (27 tín chỉ), các môn chuyên ngành (30 tín chỉ), thực tập và Khóa luận tốt nghiệp (9 tín chỉ)
Một số môn học đặc trưng trong chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Văn Lang gồm: Lập trình Python, ứng dụng của Python trong tài chính, công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu tài chính, công nghệ Tiền điện tử và hệ thống thanh toán điện tử,…
Với triết lý đào tạo thông qua trải nghiệm, người học được Nhà trường tạo điều kiện tiếp xúc với doanh nghiệp sớm và tham gia vào các câu lạc bộ học thuật, đội nhóm, các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình trao đổi sinh viên,… Thông qua đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng cốt lõi cho người đi làm.
Cơ hội việc làm rộng mở
Ngành Công nghệ Tài chính được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với cơ hội việc làm đa dạng và đãi ngộ hấp dẫn. Với những ưu thế trong đào tạo, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) có thể đảm nhận các vị trí công việc khác nhau trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia như:
Chuyên viên, quản lý viên cấp cao tại các công ty công nghệ, tài chính, các công ty phát triển phần mềm, sản phẩm dịch vụ tài chính mới…
Tự thành lập doanh nghiệp hoặc làm chủ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực FinTech.
Trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Với tiềm năng phát triển của lĩnh vực tài chính và sự đầu tư xây dựng chất lượng chương trình đào tạo của Khoa Tài chính - Ngân hàng, ngành Công nghệ Tài chính - Fintech tại Trường Đại học Văn Lang hứa hẹn sẽ là một ngành học nổi bật, thu hút nhiều bạn trẻ trong mùa tuyển sinh 2023.
Xem thêm:
Trường Đại học Văn Lang công bố điểm chuẩn trúng tuyển sớm, phương thức xét học bạ đợt 1 - năm 2023
Thẻ
Gửi thất bại