
Khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang tổ chức khám chữa bệnh cho Hội viên Cựu chiến binh Phường 9, Quận 6 (Tp.HCM)
Ngày 04/12/2022, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học, Khoa Dược và Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 cựu sĩ quan quân đội, bộ đội xuất ngũ, lực lượng vũ trang địa phương và gia đình thanh niên đang thi hành nghĩa vụ quân sự. Chương trình được tổ chức tại Trường THCS Hoàng Lê Kha (381 - 393 Bến Phú Lâm, Phường 9, Quận 6, TP.HCM).Chương trình thuộc chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho hội viên cựu chiến binh Phường 9, Quận 6, TPHCM, góp phần thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của TP.HCM về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.Trường Đại học Văn Lang phát thuốc miễn phí cho bệnh nhânTại buổi khám chữa bệnh, ThS. BS. Phạm Văn Sơn, ThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, ThS. BS. Nguyễn Quốc Hùng, ThS. BS. Nguyễn Thiên Hương, BS. Võ Văn Thái phụ trách khám sàng lọc, kê đơn và tư vấn điều trị. ThS. Lê Thị Trang, ThS. Bùi Thị Thùy Linh, DS TC. Nguyễn Thị Kim Thủy phụ trách cấp phát thuốc do người dân; ThS. Lê Thị Cương Khanh và 10 sinh viên Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học phụ trách đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng,...; các bác sĩ trực thuộc Sở Y tế phụ trách chụp X-Quang tại xe lưu động.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang tham gia buổi khám chữa bệnhTrong khuôn khổ chương trình, các bác sĩ đã triển khai tầm soát đường huyết, chụp X-Quang phổi, khám và tư vấn chữa bệnh các bệnh lý thường gặp như xương khớp, tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ,... Chương trình không chỉ chăm lo sức khỏe cho người dân, các hội viên cựu chiến binh mà còn tạo điều kiện để sinh viên khối ngành sức khỏe được thực hành, áp dụng kiến thức đã học trên giảng đường để phục vụ cho cộng đồng, xã hội.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang thực hiện việc đo huyết áp cho bệnh nhânThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, Trưởng Bộ môn Nội - Nhi - Nhiễm, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Chúng tôi - những người thầy thuốc luôn mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe cho nhiều người. Các chuyến đi khám bệnh còn là dịp để sinh viên nhóm ngành sức khỏe Trường Đại học Văn Lang được học hỏi nhiều kiến thức thực tế hữu ích, tạo cơ hội cho các em gặp gỡ và làm việc trực tiếp bệnh nhân và hiểu được trách nhiệm của bản thân khi theo đuổi sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”Tin: Trần NamẢnh: Gia Vy
Giáo sư đạt giải Nobel Y học thực hiện bài giảng đại chúng tại Trường Đại học Văn Lang
Ngày 23/7/2022, Trường Đại học Văn Lang kết nối với GS. Françoise Barré-Sinoussi - nhà khoa học đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học năm 2008, để thực hiện bài giảng đại chúng chủ đề "Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch COVID-19". Sự kiện thu hút sự tham dự của gần 400 cán bộ, giảng viên, sinh viên có mặt tại hội trường N2T1, cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang và hơn 1.000 người theo dõi qua livestream trực tuyến.GS. Françoise Barré-Sinoussi được biết đến là nhà khoa học đầu tiên tìm ra virus HIV và đóng góp nhiều giá trị cống hiến cho quá trình nghiên cứu - điều trị HIV/AIDS trên toàn cầu. Trong mối quan hệ giao lưu học thuật, liên kết chặt chẽ giữa Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Paris nơi giáo sư công tác, suốt nhiều năm qua, GS. Françoise Barré-Sinoussi đã nhiều lần ghé thăm Việt Nam, dẫn dắt các nhà khoa học công tác tại Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh cũng như các đơn vị nghiên cứu khác cùng thực hiện các công trình mang đến lợi ích chung cho nhân loại.Bài giảng đại chúng thu hút hơn 400 nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên có mặt tại hội trường N2T1, cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang và hơn 1.000 người theo dõi qua livestream trực tuyến.Thông qua PGS. TS. Trương Xuân Liên - giảng viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang, nguyên Phó giám đốc Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, từng được Nhà nước Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu bội tinh vì những cống hiến trong Y học, Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang đã kết nối với GS. Françoise Barré-Sinoussi để thực hiện bài giảng đại chúng chủ đề "Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch COVID-19", thu hút sự quan tâm của công chúng vì tính thiết thực, gắn liền với vấn đề cấp thiết của xã hội hậu COVID-19. Sự kiện vinh dự đón tiếp ThS. BS. Võ Thị Tuyết Nhung - Phó giám đốc Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) và cô Ngô Y Sa - phiên dịch viên hỗ trợ cộng đồng Văn Lang kết nối với GS. Barré-Sinoussi.Ban lãnh đạo Trường, các cán bộ, giảng viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang cùng khách mời tham dự sự kiện.Với hành trình nghiên cứu gắn bó mật thiết cùng căn bệnh thế kỷ, GS. Françoise Barré-Sinoussi đã tổng kết quá trình khoa học thế giới phát hiện - định danh - giải trình tự và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về HIV với 4 cột mốc quan trọng trên hành trình không ngừng thử nghiệm để tìm ra giải pháp điều trị HIV/AIDS. Trong khuôn khổ bài giảng, GS. Françoise Barré-Sinoussi chỉ ra những điểm tương đồng trong tiến trình phát triển của HIV/AIDS và SARS-CoV2. Đồng thời, khi so sánh các số liệu giữa hai căn bệnh, có thể thấy 2 loại virus này có tử suất khác nhau. HIV/AIDS có tỷ lệ đột biến cao hơn rất nhiều so với SARS-CoV2. Việc nhiễm SARS-CoV2 mang tính cấp tính nhiều hơn, song vẫn tồn tại nhiều trường hợp có tính kéo dài. Được kế thừa những tiến bộ của Khoa học cơ bản, công nghệ và tổ chức mạng lưới liên kết sẵn có, tốc độ phát triển kết quả nghiên cứu của SARS-CoV2 cũng cho thấy nhiều điểm tích cực khi nhân loại đã đi đến giai đoạn 3 - phát triển vắc-xin cho SARS-CoV2 chỉ sau 2 năm.GS. Françoise Barré-Sinoussi đề cập 8 ưu tiên do cộng đồng khoa học bình chọn nhằm thúc đẩy công tác chữa trị HIV/AIDS hiệu quả. PGS. TS. Trương Xuân Liên - giảng viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang, nguyên Phó giám đốc Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, đại diện chia sẻ, giải đáp thắc mắc cho sinh viên tham dự sau bài giảng.Với góc nhìn của một nhà nghiên cứu về HIV/AIDS, GS. Barré-Sinoussi đã đúc kết và gửi đến người tham dự 10 bài học hữu ích cho công tác dự phòng SARS-CoV2, lan tỏa thông điệp về tinh thần kế thừa thành tựu khoa học cơ bản, đoàn kết quốc tế và không ngừng phát huy tri thức để tìm lời giải đáp cho sức khỏe nhân loại. GS. Françoise Barré-Sinoussi nhận định: Sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức, các quốc gia trong công tác dự phòng dịch bệnh là hết sức quan trọng. Từ đại dịch COVID-19, chúng ta rút ra bài học về tinh thần đoàn kết toàn cầu, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng và thực hiện đúng thông điệp "Không ai bị bỏ lại phía sau". Có thể thấy, các hợp tác quốc tế và các quỹ tài trợ liên quốc gia đã đạt được những thành tựu nhất định. nổi bật hơn cả là sáng kiến CoVax đã giúp cộng đồng thế giới tiếp cận vắc-xin một cách nhanh chóng hơn. Tính đến năm 2022, độ phủ vắc-xin toàn thế giới đã đạt đến 70%. Đó là một con số đáng khích lệ.Sinh viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang tích cực đặt câu hỏi cho giáo sư và các khách mời.Mặt khác, Giáo sư cũng đưa ra những khía cạnh cần được quan tâm và thúc đẩy để hoàn thiện công tác dự phòng dịch COVID-19 hiện nay, đồng thời vẫn duy trì việc nghiên cứu, giải mã các căn bệnh nghiêm trọng, tránh tình trạng "bỏ quên" những vấn đề cấp thiết khác trong xã hội. Đại dịch COVID-19 giúp tăng khả năng tiếp cận ART trên tỷ lệ người có HIV/AIDS lên 8,8%. Nhưng đồng thời, tỷ lệ người tiếp cận tầm soát HIV 2002 cũng giảm 22% so với 2019. Điều này đẫn đến sự chậm trễ trong việc phát hiện số ca mới trong tương lai.Bài giảng đại chúng đã đem lại cơ hội học hỏi quý báu cho sinh viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang nói riêng và cộng đồng đam mê khoa học nói chung. Việc được gặp gỡ và trao đổi với nhà khoa học đạt giải Nobel tạo thêm cảm hứng và động lực cho Văn Lang trên con đường liên kết học thuật, mở rộng tầm ảnh hưởng và tiến đến mục tiêu trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu, mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.THÔNG TIN DIỄN GIẢ - Nhà khoa học, Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi (Pháp) đã được vinh danh tại hạng mục giải Nobel Y học – Sinh lý học vì những đóng góp lớn cho nền y học thế giới vào năm 2008 - Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cấp độ cao nhất của Cộng hòa Pháp Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế (AIS) - Đầu những năm 70, bà làm việc tại Viện Pasteur Paris, nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. - Năm 1983, Nhà khoa học, Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi cùng đồng đội đã tìm ra HIV, virus gây ra bệnh AIDS. - Từ năm 1988, bà bắt đầu nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris. - Đồng tác giả hơn 200 báo cáo khoa học, 250 báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế.Xem thêm:Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh: Giáo sư Nobel Y học Françoise Barré-Sinoussi và bài giảng đại chúng tại Trường Đại học Văn LangBáo Người Lao động: Những bài học ứng phó đại dịch Covid-19 từ việc điều trị HIV/AIDSBáo Lao động: GS đạt giải Nobel Y học giảng bài về tương đồng giữa HIV/AIDS và SARS-CoV-2Nhịp sống online: Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó vơi đại dịch COVID-19Tin: Hoài AnhHình ảnh: Nhật Huy - Tín Nguyễn
Sinh viên Tâm lý học Văn Lang gặp gỡ cố vấn quốc tế Tuyết Brown
Ngày 16/10/2022, Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức chuyên đề “Counseling and treatment of emotional and behavioral disorders of today’s youth” với sự tham dự của hơn 200 bạn sinh viên ngành Tâm lý học. Chuyên đề được tổ chức nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về tham vấn trị liệu các rối loạn cảm xúc và hành vi của thanh thiếu niên cùng một số kỹ năng cơ bản trong tham vấn trị liệu tâm lý.Sinh viên ngành Tâm lý học khi tham dự sẽ check-in bằng cách in dấu hoa tay “tâm trạng” lên chiếc cây đặc biệt do Ban tổ chức chuẩn bị.Chuyên đề được dẫn dắt bởi ThS. Tuyết Brown – Nhà Công tác xã hội lâm sàng, cô là một nhà tham vấn và trị liệu tâm lý có hơn 18 năm kinh nghiệm. Ths. Tuyết Brown đã làm việc cho Trung tâm Y tế Cựu chiến binh tại Boston và Los Angeles, được cấp bằng làm việc độc lập tại Mỹ dưới vai trò là một nhà công tác xã hội lâm sàng. Đồng thời, cô cũng là một cố vấn quốc tế, hoạt động tại các tổ chức phi chính phủ và là giảng viên tại một số trường đại học tại Việt Nam.Buổi học chuyên đề cùng ThS. Tuyết Brown đã thu hút gần 300 người tham dự là các bạn sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Xã hội và Nhân văn.Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Phạm Văn Tuân – Trưởng Bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Chuyên đề mang đến những kiến thức tổng quan nhất về tham vấn trị liệu tâm lý, các vấn đề tâm lý – xã hội trong giới trẻ. Đây là những kiến thức cần thiết cho bất kỳ sinh viên ngành Tâm lý học nào. Mong rằng các bạn sinh viên sẽ tận dụng cơ hội này để có thêm những thông tin bổ ích, vận dụng kỹ năng và kiến thức có được để áp dụng vào quá trình học tập và công việc thực tiễn”.Buổi sinh hoạt chuyên đề gồm 02 phiên chính, được diễn ra vào sáng và chiều ngày 16/10. Tại đây, ThS. Tuyết Brown đã giúp các bạn sinh viên phân biệt khái niệm bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học và nhà trị liệu tâm lý. Theo cô, nhà trị liệu tâm lý là công việc phức tạp nhất trong lĩnh vực tâm lý học. Các bạn sinh viên có định hướng trở thành nhà trị liệu tâm lý không chỉ dành thời gian tìm hiểu các kiến thức trong sách mở mà còn cần đầu tư thời gian nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu.Với kinh nghiệm hơn 18 năm chăm sóc sức khỏe tinh thần và tham gia hoạt động cộng đồng sôi nổi, ThS. Tuyết Brown đã mang đến những kiến thức trị liệu tâm lý thiết thực cho các bạn sinh viên Văn Lang.ThS. Tuyết Brown cũng đã chia sẻ cho các bạn sinh viên 06 vấn đề về tâm lý – xã hội thường gặp trong giới trẻ hiện nay gồm: trầm cảm, các vấn đề rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện, lo âu, tâm thần phân liệt và bạo lực gia đình. Trong mỗi vấn đề, ThS. Tuyết Brown đều có những phân tích cụ thể về biểu hiện, các nhóm phân loại riêng biệt, các khái niệm dễ bị nhầm lẫn và nêu ra những ví dụ cụ thể cho giúp người tham dự hiểu sâu hơn. ThS. Tuyết Brown cho biết: “Những điều tôi nói đây có lẽ chỉ là một vài khoảng nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Dẫu vậy, tôi hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ, sẽ mang đến động lực thúc đẩy chính các bạn phải là người tìm hiểu và cho ra những lời giải đáp xác đáng nhất giúp đỡ cho thân chủ của mình trong tương lai.”Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, ThS. Tuyết Brown cũng khuyến khích các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về các phương pháp trị liệu sinh lý, giúp thân chủ cũng như chính bản thân mình giải tỏa khỏi những căng thẳng thường ngày, tái tạo năng lượng tươi trẻ mỗi ngày.Sinh viên ngành Tâm lý học tích cực đặt câu hỏi cho ThS. Tuyết Brown.Chia sẻ cùng các bạn sinh viên, ThS. Tuyết Brown tin rằng người chuyên viên tâm lý cần cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc. Hãy xây dựng cho mình một cuộc sống nhiều niềm vui thông qua những thói quen lành mạnh như tập thể dục mỗi ngày, dành thời gian làm những điều mình thích và tích cực chia sẻ với cộng đồng. Đó chính là bí quyết giúp cô luôn giữ vững tinh thần thoải mái, lạc quanBạn Huỳnh Kiều Thiện Ân, sinh viên Khoá 25 ngành Tâm lý học chia sẻ: “Hiện tại em đang theo học chuyên ngành Trị liệu tâm lý. Cách đây 2 năm, em cũng từng tham gia buổi chuyên đề của cô, cô đã truyền cảm hứng cho em để tiếp tục theo đuổi ngành học của mình. Em quyết định tham gia chuyên đề bởi mong muốn một lần nữa gặp lại cô để học thêm những kiến thức về tham vấn trị liệu tâm lý giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, bổ trợ cho công việc mà em theo đuổi”.Lớp học chuyên đề “Counseling and treatment of emotional and behavioral disorders of today’s youth” là một trong những hình thức học tập sáng tạo hiệu quả, giúp sinh viên tiếp cận với những chuyên gia và đúc kết kiến thức cho riêng mình từ kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước.Vượt khỏi khuôn mẫu của một lớp học thông thường, các buổi học chuyên đề cùng chuyên gia được Trường Đại học Văn Lang đầu tư như một cách thúc đẩy tinh thần sáng tạo ở người học, giúp các bạn hình dung cụ thể về vị trí, công việc của bản thân, được truyền cảm hứng để trở thành thế hệ vững kiến thức, giỏi kỹ năng, tự tin tiên phong trong lĩnh vực chuyên môn mình đang theo đuổi.Bài: Nam Vương - Hoài AnhHình ảnh: Yến Nhi - Thịnh Trần
Khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang tổ chức khám chữa bệnh cho Hội viên Cựu chiến binh Phường 9, Quận 6 (Tp.HCM)
Ngày 04/12/2022, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học, Khoa Dược và Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 cựu sĩ quan quân đội, bộ đội xuất ngũ, lực lượng vũ trang địa phương và gia đình thanh niên đang thi hành nghĩa vụ quân sự. Chương trình được tổ chức tại Trường THCS Hoàng Lê Kha (381 - 393 Bến Phú Lâm, Phường 9, Quận 6, TP.HCM).Chương trình thuộc chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho hội viên cựu chiến binh Phường 9, Quận 6, TPHCM, góp phần thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của TP.HCM về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.Trường Đại học Văn Lang phát thuốc miễn phí cho bệnh nhânTại buổi khám chữa bệnh, ThS. BS. Phạm Văn Sơn, ThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, ThS. BS. Nguyễn Quốc Hùng, ThS. BS. Nguyễn Thiên Hương, BS. Võ Văn Thái phụ trách khám sàng lọc, kê đơn và tư vấn điều trị. ThS. Lê Thị Trang, ThS. Bùi Thị Thùy Linh, DS TC. Nguyễn Thị Kim Thủy phụ trách cấp phát thuốc do người dân; ThS. Lê Thị Cương Khanh và 10 sinh viên Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học phụ trách đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng,...; các bác sĩ trực thuộc Sở Y tế phụ trách chụp X-Quang tại xe lưu động.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang tham gia buổi khám chữa bệnhTrong khuôn khổ chương trình, các bác sĩ đã triển khai tầm soát đường huyết, chụp X-Quang phổi, khám và tư vấn chữa bệnh các bệnh lý thường gặp như xương khớp, tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ,... Chương trình không chỉ chăm lo sức khỏe cho người dân, các hội viên cựu chiến binh mà còn tạo điều kiện để sinh viên khối ngành sức khỏe được thực hành, áp dụng kiến thức đã học trên giảng đường để phục vụ cho cộng đồng, xã hội.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang thực hiện việc đo huyết áp cho bệnh nhânThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, Trưởng Bộ môn Nội - Nhi - Nhiễm, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Chúng tôi - những người thầy thuốc luôn mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe cho nhiều người. Các chuyến đi khám bệnh còn là dịp để sinh viên nhóm ngành sức khỏe Trường Đại học Văn Lang được học hỏi nhiều kiến thức thực tế hữu ích, tạo cơ hội cho các em gặp gỡ và làm việc trực tiếp bệnh nhân và hiểu được trách nhiệm của bản thân khi theo đuổi sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”Tin: Trần NamẢnh: Gia Vy
Giáo sư đạt giải Nobel Y học thực hiện bài giảng đại chúng tại Trường Đại học Văn Lang
Ngày 23/7/2022, Trường Đại học Văn Lang kết nối với GS. Françoise Barré-Sinoussi - nhà khoa học đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học năm 2008, để thực hiện bài giảng đại chúng chủ đề "Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch COVID-19". Sự kiện thu hút sự tham dự của gần 400 cán bộ, giảng viên, sinh viên có mặt tại hội trường N2T1, cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang và hơn 1.000 người theo dõi qua livestream trực tuyến.GS. Françoise Barré-Sinoussi được biết đến là nhà khoa học đầu tiên tìm ra virus HIV và đóng góp nhiều giá trị cống hiến cho quá trình nghiên cứu - điều trị HIV/AIDS trên toàn cầu. Trong mối quan hệ giao lưu học thuật, liên kết chặt chẽ giữa Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Paris nơi giáo sư công tác, suốt nhiều năm qua, GS. Françoise Barré-Sinoussi đã nhiều lần ghé thăm Việt Nam, dẫn dắt các nhà khoa học công tác tại Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh cũng như các đơn vị nghiên cứu khác cùng thực hiện các công trình mang đến lợi ích chung cho nhân loại.Bài giảng đại chúng thu hút hơn 400 nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên có mặt tại hội trường N2T1, cơ sở chính Trường Đại học Văn Lang và hơn 1.000 người theo dõi qua livestream trực tuyến.Thông qua PGS. TS. Trương Xuân Liên - giảng viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang, nguyên Phó giám đốc Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, từng được Nhà nước Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu bội tinh vì những cống hiến trong Y học, Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang đã kết nối với GS. Françoise Barré-Sinoussi để thực hiện bài giảng đại chúng chủ đề "Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch COVID-19", thu hút sự quan tâm của công chúng vì tính thiết thực, gắn liền với vấn đề cấp thiết của xã hội hậu COVID-19. Sự kiện vinh dự đón tiếp ThS. BS. Võ Thị Tuyết Nhung - Phó giám đốc Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) và cô Ngô Y Sa - phiên dịch viên hỗ trợ cộng đồng Văn Lang kết nối với GS. Barré-Sinoussi.Ban lãnh đạo Trường, các cán bộ, giảng viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang cùng khách mời tham dự sự kiện.Với hành trình nghiên cứu gắn bó mật thiết cùng căn bệnh thế kỷ, GS. Françoise Barré-Sinoussi đã tổng kết quá trình khoa học thế giới phát hiện - định danh - giải trình tự và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về HIV với 4 cột mốc quan trọng trên hành trình không ngừng thử nghiệm để tìm ra giải pháp điều trị HIV/AIDS. Trong khuôn khổ bài giảng, GS. Françoise Barré-Sinoussi chỉ ra những điểm tương đồng trong tiến trình phát triển của HIV/AIDS và SARS-CoV2. Đồng thời, khi so sánh các số liệu giữa hai căn bệnh, có thể thấy 2 loại virus này có tử suất khác nhau. HIV/AIDS có tỷ lệ đột biến cao hơn rất nhiều so với SARS-CoV2. Việc nhiễm SARS-CoV2 mang tính cấp tính nhiều hơn, song vẫn tồn tại nhiều trường hợp có tính kéo dài. Được kế thừa những tiến bộ của Khoa học cơ bản, công nghệ và tổ chức mạng lưới liên kết sẵn có, tốc độ phát triển kết quả nghiên cứu của SARS-CoV2 cũng cho thấy nhiều điểm tích cực khi nhân loại đã đi đến giai đoạn 3 - phát triển vắc-xin cho SARS-CoV2 chỉ sau 2 năm.GS. Françoise Barré-Sinoussi đề cập 8 ưu tiên do cộng đồng khoa học bình chọn nhằm thúc đẩy công tác chữa trị HIV/AIDS hiệu quả. PGS. TS. Trương Xuân Liên - giảng viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang, nguyên Phó giám đốc Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, đại diện chia sẻ, giải đáp thắc mắc cho sinh viên tham dự sau bài giảng.Với góc nhìn của một nhà nghiên cứu về HIV/AIDS, GS. Barré-Sinoussi đã đúc kết và gửi đến người tham dự 10 bài học hữu ích cho công tác dự phòng SARS-CoV2, lan tỏa thông điệp về tinh thần kế thừa thành tựu khoa học cơ bản, đoàn kết quốc tế và không ngừng phát huy tri thức để tìm lời giải đáp cho sức khỏe nhân loại. GS. Françoise Barré-Sinoussi nhận định: Sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức, các quốc gia trong công tác dự phòng dịch bệnh là hết sức quan trọng. Từ đại dịch COVID-19, chúng ta rút ra bài học về tinh thần đoàn kết toàn cầu, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng và thực hiện đúng thông điệp "Không ai bị bỏ lại phía sau". Có thể thấy, các hợp tác quốc tế và các quỹ tài trợ liên quốc gia đã đạt được những thành tựu nhất định. nổi bật hơn cả là sáng kiến CoVax đã giúp cộng đồng thế giới tiếp cận vắc-xin một cách nhanh chóng hơn. Tính đến năm 2022, độ phủ vắc-xin toàn thế giới đã đạt đến 70%. Đó là một con số đáng khích lệ.Sinh viên Khoa Dược Trường Đại học Văn Lang tích cực đặt câu hỏi cho giáo sư và các khách mời.Mặt khác, Giáo sư cũng đưa ra những khía cạnh cần được quan tâm và thúc đẩy để hoàn thiện công tác dự phòng dịch COVID-19 hiện nay, đồng thời vẫn duy trì việc nghiên cứu, giải mã các căn bệnh nghiêm trọng, tránh tình trạng "bỏ quên" những vấn đề cấp thiết khác trong xã hội. Đại dịch COVID-19 giúp tăng khả năng tiếp cận ART trên tỷ lệ người có HIV/AIDS lên 8,8%. Nhưng đồng thời, tỷ lệ người tiếp cận tầm soát HIV 2002 cũng giảm 22% so với 2019. Điều này đẫn đến sự chậm trễ trong việc phát hiện số ca mới trong tương lai.Bài giảng đại chúng đã đem lại cơ hội học hỏi quý báu cho sinh viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang nói riêng và cộng đồng đam mê khoa học nói chung. Việc được gặp gỡ và trao đổi với nhà khoa học đạt giải Nobel tạo thêm cảm hứng và động lực cho Văn Lang trên con đường liên kết học thuật, mở rộng tầm ảnh hưởng và tiến đến mục tiêu trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu, mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.THÔNG TIN DIỄN GIẢ - Nhà khoa học, Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi (Pháp) đã được vinh danh tại hạng mục giải Nobel Y học – Sinh lý học vì những đóng góp lớn cho nền y học thế giới vào năm 2008 - Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cấp độ cao nhất của Cộng hòa Pháp Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế (AIS) - Đầu những năm 70, bà làm việc tại Viện Pasteur Paris, nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. - Năm 1983, Nhà khoa học, Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi cùng đồng đội đã tìm ra HIV, virus gây ra bệnh AIDS. - Từ năm 1988, bà bắt đầu nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris. - Đồng tác giả hơn 200 báo cáo khoa học, 250 báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế.Xem thêm:Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh: Giáo sư Nobel Y học Françoise Barré-Sinoussi và bài giảng đại chúng tại Trường Đại học Văn LangBáo Người Lao động: Những bài học ứng phó đại dịch Covid-19 từ việc điều trị HIV/AIDSBáo Lao động: GS đạt giải Nobel Y học giảng bài về tương đồng giữa HIV/AIDS và SARS-CoV-2Nhịp sống online: Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó vơi đại dịch COVID-19Tin: Hoài AnhHình ảnh: Nhật Huy - Tín Nguyễn
Sinh viên Tâm lý học Văn Lang gặp gỡ cố vấn quốc tế Tuyết Brown
Ngày 16/10/2022, Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức chuyên đề “Counseling and treatment of emotional and behavioral disorders of today’s youth” với sự tham dự của hơn 200 bạn sinh viên ngành Tâm lý học. Chuyên đề được tổ chức nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về tham vấn trị liệu các rối loạn cảm xúc và hành vi của thanh thiếu niên cùng một số kỹ năng cơ bản trong tham vấn trị liệu tâm lý.Sinh viên ngành Tâm lý học khi tham dự sẽ check-in bằng cách in dấu hoa tay “tâm trạng” lên chiếc cây đặc biệt do Ban tổ chức chuẩn bị.Chuyên đề được dẫn dắt bởi ThS. Tuyết Brown – Nhà Công tác xã hội lâm sàng, cô là một nhà tham vấn và trị liệu tâm lý có hơn 18 năm kinh nghiệm. Ths. Tuyết Brown đã làm việc cho Trung tâm Y tế Cựu chiến binh tại Boston và Los Angeles, được cấp bằng làm việc độc lập tại Mỹ dưới vai trò là một nhà công tác xã hội lâm sàng. Đồng thời, cô cũng là một cố vấn quốc tế, hoạt động tại các tổ chức phi chính phủ và là giảng viên tại một số trường đại học tại Việt Nam.Buổi học chuyên đề cùng ThS. Tuyết Brown đã thu hút gần 300 người tham dự là các bạn sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Xã hội và Nhân văn.Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Phạm Văn Tuân – Trưởng Bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Chuyên đề mang đến những kiến thức tổng quan nhất về tham vấn trị liệu tâm lý, các vấn đề tâm lý – xã hội trong giới trẻ. Đây là những kiến thức cần thiết cho bất kỳ sinh viên ngành Tâm lý học nào. Mong rằng các bạn sinh viên sẽ tận dụng cơ hội này để có thêm những thông tin bổ ích, vận dụng kỹ năng và kiến thức có được để áp dụng vào quá trình học tập và công việc thực tiễn”.Buổi sinh hoạt chuyên đề gồm 02 phiên chính, được diễn ra vào sáng và chiều ngày 16/10. Tại đây, ThS. Tuyết Brown đã giúp các bạn sinh viên phân biệt khái niệm bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học và nhà trị liệu tâm lý. Theo cô, nhà trị liệu tâm lý là công việc phức tạp nhất trong lĩnh vực tâm lý học. Các bạn sinh viên có định hướng trở thành nhà trị liệu tâm lý không chỉ dành thời gian tìm hiểu các kiến thức trong sách mở mà còn cần đầu tư thời gian nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu.Với kinh nghiệm hơn 18 năm chăm sóc sức khỏe tinh thần và tham gia hoạt động cộng đồng sôi nổi, ThS. Tuyết Brown đã mang đến những kiến thức trị liệu tâm lý thiết thực cho các bạn sinh viên Văn Lang.ThS. Tuyết Brown cũng đã chia sẻ cho các bạn sinh viên 06 vấn đề về tâm lý – xã hội thường gặp trong giới trẻ hiện nay gồm: trầm cảm, các vấn đề rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện, lo âu, tâm thần phân liệt và bạo lực gia đình. Trong mỗi vấn đề, ThS. Tuyết Brown đều có những phân tích cụ thể về biểu hiện, các nhóm phân loại riêng biệt, các khái niệm dễ bị nhầm lẫn và nêu ra những ví dụ cụ thể cho giúp người tham dự hiểu sâu hơn. ThS. Tuyết Brown cho biết: “Những điều tôi nói đây có lẽ chỉ là một vài khoảng nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Dẫu vậy, tôi hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ, sẽ mang đến động lực thúc đẩy chính các bạn phải là người tìm hiểu và cho ra những lời giải đáp xác đáng nhất giúp đỡ cho thân chủ của mình trong tương lai.”Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, ThS. Tuyết Brown cũng khuyến khích các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về các phương pháp trị liệu sinh lý, giúp thân chủ cũng như chính bản thân mình giải tỏa khỏi những căng thẳng thường ngày, tái tạo năng lượng tươi trẻ mỗi ngày.Sinh viên ngành Tâm lý học tích cực đặt câu hỏi cho ThS. Tuyết Brown.Chia sẻ cùng các bạn sinh viên, ThS. Tuyết Brown tin rằng người chuyên viên tâm lý cần cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc. Hãy xây dựng cho mình một cuộc sống nhiều niềm vui thông qua những thói quen lành mạnh như tập thể dục mỗi ngày, dành thời gian làm những điều mình thích và tích cực chia sẻ với cộng đồng. Đó chính là bí quyết giúp cô luôn giữ vững tinh thần thoải mái, lạc quanBạn Huỳnh Kiều Thiện Ân, sinh viên Khoá 25 ngành Tâm lý học chia sẻ: “Hiện tại em đang theo học chuyên ngành Trị liệu tâm lý. Cách đây 2 năm, em cũng từng tham gia buổi chuyên đề của cô, cô đã truyền cảm hứng cho em để tiếp tục theo đuổi ngành học của mình. Em quyết định tham gia chuyên đề bởi mong muốn một lần nữa gặp lại cô để học thêm những kiến thức về tham vấn trị liệu tâm lý giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, bổ trợ cho công việc mà em theo đuổi”.Lớp học chuyên đề “Counseling and treatment of emotional and behavioral disorders of today’s youth” là một trong những hình thức học tập sáng tạo hiệu quả, giúp sinh viên tiếp cận với những chuyên gia và đúc kết kiến thức cho riêng mình từ kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước.Vượt khỏi khuôn mẫu của một lớp học thông thường, các buổi học chuyên đề cùng chuyên gia được Trường Đại học Văn Lang đầu tư như một cách thúc đẩy tinh thần sáng tạo ở người học, giúp các bạn hình dung cụ thể về vị trí, công việc của bản thân, được truyền cảm hứng để trở thành thế hệ vững kiến thức, giỏi kỹ năng, tự tin tiên phong trong lĩnh vực chuyên môn mình đang theo đuổi.Bài: Nam Vương - Hoài AnhHình ảnh: Yến Nhi - Thịnh Trần
Khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang tổ chức khám chữa bệnh cho Hội viên Cựu chiến binh Phường 9, Quận 6 (Tp.HCM)
Ngày 04/12/2022, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học, Khoa Dược và Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 cựu sĩ quan quân đội, bộ đội xuất ngũ, lực lượng vũ trang địa phương và gia đình thanh niên đang thi hành nghĩa vụ quân sự. Chương trình được tổ chức tại Trường THCS Hoàng Lê Kha (381 - 393 Bến Phú Lâm, Phường 9, Quận 6, TP.HCM).Chương trình thuộc chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho hội viên cựu chiến binh Phường 9, Quận 6, TPHCM, góp phần thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của TP.HCM về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.Trường Đại học Văn Lang phát thuốc miễn phí cho bệnh nhânTại buổi khám chữa bệnh, ThS. BS. Phạm Văn Sơn, ThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, ThS. BS. Nguyễn Quốc Hùng, ThS. BS. Nguyễn Thiên Hương, BS. Võ Văn Thái phụ trách khám sàng lọc, kê đơn và tư vấn điều trị. ThS. Lê Thị Trang, ThS. Bùi Thị Thùy Linh, DS TC. Nguyễn Thị Kim Thủy phụ trách cấp phát thuốc do người dân; ThS. Lê Thị Cương Khanh và 10 sinh viên Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học phụ trách đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng,...; các bác sĩ trực thuộc Sở Y tế phụ trách chụp X-Quang tại xe lưu động.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang tham gia buổi khám chữa bệnhTrong khuôn khổ chương trình, các bác sĩ đã triển khai tầm soát đường huyết, chụp X-Quang phổi, khám và tư vấn chữa bệnh các bệnh lý thường gặp như xương khớp, tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ,... Chương trình không chỉ chăm lo sức khỏe cho người dân, các hội viên cựu chiến binh mà còn tạo điều kiện để sinh viên khối ngành sức khỏe được thực hành, áp dụng kiến thức đã học trên giảng đường để phục vụ cho cộng đồng, xã hội.Sinh viên Trường Đại học Văn Lang thực hiện việc đo huyết áp cho bệnh nhânThS. BS. Phạm Thị Việt Phương, Trưởng Bộ môn Nội - Nhi - Nhiễm, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Chúng tôi - những người thầy thuốc luôn mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe cho nhiều người. Các chuyến đi khám bệnh còn là dịp để sinh viên nhóm ngành sức khỏe Trường Đại học Văn Lang được học hỏi nhiều kiến thức thực tế hữu ích, tạo cơ hội cho các em gặp gỡ và làm việc trực tiếp bệnh nhân và hiểu được trách nhiệm của bản thân khi theo đuổi sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”Tin: Trần NamẢnh: Gia Vy